1. Kho là gì?
Kho theo định nghĩa thông thường là một tòa nhà được xây dựng trên một địa điểm đạt các điều kiện nhất định để sử dụng cho việc chứa và lưu trữ hàng hoá. Kho được xây dựng bằng các vật liệu như gỗ, đá (thời cổ) và kim loại (sắt, thép, tôn...) trong thời nay. Kho được sử dụng bởi các nhà sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, buôn bán, vận chuyển, phân phối, các doanh nghiệp, hải quan, các cơ quan nhà nước cho đến các cá nhân vv. Hàng hóa lưu trữ có thể bao gồm bất kỳ nguyên liệu, vật liệu đóng gói, linh kiện, hoặc hàng hóa thành phẩm liên quan đến nông nghiệp, sản xuất, hoặc thương mại....
Căn cứ theo quyền sử dụng hàng hóa, kho được chia thành 2 loại đó là kho chung và kho riêng đây là hai loại kho được nhiều người sử dụng phổ biến hiện nay.
2. Kho chung gì là?
Kho chung hay còn gọi là kho công cộng là nhà kho do cá nhân hay doanh nghiệp đầu tư xây dựng. Kho phải đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn cũng như các dịch vụ tiện ích đi kèm như bốc xếp, kiểm đếm, xe nâng,…Kho được chia ra nhiều khu vực hoặc các ô kệ để cho các cá nhân , công ty khác thuê chứa hàng ngắn hạn hay dài hạn để thu về một mức phí tương ứng.
Các khách hàng thuê kho chung thường là những công ty quy mô vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh nhỏ không có khả năng xây kho riêng do hạn chế về kinh phí.
Những mặt hàng có thể lưu trữ ở kho chung như: hàng thương mại. hàng may mặc, mỹ phẩm, thực phẩm đóng gói, bao bì,….
3. Kho riêng là gì?
Kho riêng là kho được xây dựng và thuộc quyền sở hữu quản lý cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức. Kho được dùng để lưu trữ các sản phẩm hàng hóa của họ tự sản xuất hoặc là thuộc quyền sở hữu của họ.
Các doanh nghiệp vận hành kho riêng thường là các doanh nghiệp lớn, những thương gia có điều kiện và đủ khả năng về tài chính. Kho này thường được các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp thuê lại từ một đơn vị khác và trả một khoản chi phí tương ứng. Tuy không phải nắm quyền sở hữu kho nhưng họ có quyền trong việc khai thác và sử dụng kho.
Những mặt hàng thường lưu trữ ở kho riêng là hàng siêu trường, siêu trọng, thiết bị y tế, các máy móc cơ khí lớn, vật liệu xây dựng, trái cây, hồ sơ chứng từ,…vv
4. Ưu nhược điểm kho chung
Ưu điểm:
- Tối giản thủ tục hành chính: Khi bạn sử dụng dịch vụ kho chung các thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh hoặc thủ tục khai báo phức tạp đều được tối giản. Khách hàng chỉ thanh toán hóa đơn sử dụng dịch vụ kho chung hằng tháng mà không cần phải làm bất cứ thủ tục rườm rà nào.
- Linh hoạt thay đổi địa điểm: Khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kho chung bạn không phải quá phụ thuộc vào đơn vị cho thuê kho. Vì thế trường hợp doanh nghiệp muốn tìm nơi khác để thuê tốt hơn hoặc muốn thay đổi địa điểm thì có thể thay đổi địa điểm thuê kho. Việc bạn ràng buộc chỉ là hợp đồng thuê kho có thời hạn nếu đến hết thời hạn thì bạn có thể chuyển địa điểm không nhất thiết là phải sử dụng tiếp kho đã thuê.
- Diện tích có thể thay đổi theo mùa vụ: Trong trường hợp doanh nghiệp thuê kho muốn tăng thêm diện tích để chứa hàng hóa. Với tính chất linh hoạt ko chung sẽ mở rộng diện tích kịp thời và nhanh chóng cho doanh nghiệp, nếu bạn muốn giảm tích thuê cũng được.
- Vốn đầu tư bằng 0: Đây được xem là một ưu điểm rất quan trọng của kho chung. Khi sử dụng dịch vụ kho chung doanh nghiệp thuê kho không phải đóng chi phí xây dựng kho. Chỉ doanh nghiệp thuê kho chung mới phải tốn chi phí cho việc xây dựng và sửa chữa.
- Chi phí lưu kho được kiểm soát: Thông thường các doanh nghiệp cho thuê kho sẽ công khai mức giá, thông qua có doanh nghiệp thuê kho chung sẽ dự trù được mức chi phí tương ứng với diện tích kho sử dụng. Điều này giúp các doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát được chi phí
Nhược điểm:
- Khó đáp ứng cho những sản phẩm đặc thù: Với dịch vụ kho chung lưu trữ được rất nhiều mặt hàng hóa đa dạng chỉ thường đáp ứng ở mức cơ bản. Tuy nhiên đối với các sản đặc thù đòi hỏi tính chuyên môn cao về ( nhiệt độ, không gian , giám sát,..) thì không phải lúc nào cũng đáp ứng được.
- Không gian có thể không có sẵn: Tuy kho chung thường có diện tích rất lớn nên được rất nhiều khách hàng lưu trữ hàng hóa. Vì vậy các doanh nghiệp khi muốn thuê diện tích lớn hơn để lưu trữ hàng hóa thì cần phải có kế hoạch đặt trước.
5. Ưu nhược điểm kho riêng:
Ưu điểm:
- Mức độ kiểm soát cao: Doanh nghiệp thuê kho được kiểm soát hoàn toàn háng hóa của mình, vì khi sử dụng dịch vụ thuê kho riêng doanh nghiệp bạn sẽ được cung cấp chìa khóa riêng của diện tích kho đã thuê. Không chỉ được bảo vệ vòng ngoài mà bạn vẫn có thể bảo đảm được mức độ an toàn tuyệt đối cho kho bạn.
- Tiết kiệm được thời gian: Không gian kho riêng thường mang tính tự quản nên doanh nghiệp thuê kho có thể linh động việc xuất nhập hàng hóa trong kho. Từ đó bạn có thể ít kiệm được thời gian vì nếu sử dụng dịch vụ kho chung mọi việc xuất nhập hàng hóa phải được thông báo và chờ sắp xếp lịch trước nên cần một khoảng thời gian nhất định.
- Tính linh hoạt: Kho riêng có tính linh hoạt rất cao cho nên khi vận chuyển xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ dễ dàng hơn. Bạn có thể bố trí, kiểm đếm, xuất nhập hàng hóa theo ý mình mà không phải thông qua một quy trình nào khác.
- Độ tin cậy khách hàng cao: Khi sử dụng kho riêng thì quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra theo đúng với thời gian yêu cầu. Từ đó khách hàng sẽ tin cậy hơn khi làm đối tác với công ty cho thuê kho riêng vì đã đáp ứng được sự chuyên nghiệp và đảm bảo đúng tiến độ công việc.
Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư cao: Kho riêng cần đến chi phí rất lớn trong việc xây dựng và duy trì hoạt động. Ngân sách phải bỏ ra rất nhiều nhưng thời gian để thu hồi lại thì rất lâu. Bên cạnh khoản chi phí xây dựng kho thì phải đầu tư thêm chi phí mua trang thiết bị trong kho nên đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng kho riêng phải có nguồn tài chính nhất định để duy trì kho riêng.
- Diện tích kho riêng cố định: Kho riêng được phân chia thành những diện tích không gian cố định. Vì vậy khi hàng hóa bạn muốn lưu trữ hàng hóa nhiều hơn dự định ban đầu thì không thể mở rộng diện tích ngay. Và ngược lại hàng hóa lưu kho riêng ít đi thì không thể làm nhỏ lại diện tích được.
- Rủi ro cao: Trong trường hợp vận hành kho riêng không tốt dẫn đến hư hỏng và thất thoát thì mọi chi phí tổn thất sẽ do doanh nghiệp gánh chịu. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến dây chuyền đến hoạt động kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp.
5. Kết luận
Nhìn chung, kho riêng và kho chung đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, phù hợp với quy mô khác nhau của công ty.
Khi nào nên vận hành kho riêng?
Nếu doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt, muốn mở rộng quy mô, tạo mô hình kinh doanh khép kín thì có thể cân nhắc xây dựng kho riêng. Bên cạnh đó, kho riêng cũng phù hợp với các doanh nghiệp có lượng hàng hóa lớn ổn định. Hay hàng hóa có tính chất đặc thù, đòi hỏi điều kiện lưu trữ phải được thiết kế riêng. Tuy nhiên bạn cần nắm vững Các phương pháp quản lý kho hàng khoa học để khai thác kho tốt nhất
Khi nào nên thuê kho chứa hàng chung?
Với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, có lượng hàng cần lưu trữ biến động, kinh doanh theo thời vụ thì thuê dịch vụ kho chung sẽ phù hợp hơn cả. Ngoài ra, khi công ty chỉ có đội ngũ nhân sự mỏng, thì thuê kho chứa hàng chung sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí thuê người để quản lý, vận hành kho. Bởi các kho chung đều có sẵn lực lượng bảo vệ, thủ kho, bốc xếp, kế toán... Giúp giảm thiểu rủi ro việc mất mát hàng hóa và thời gian hay nhân sự để quản lý.
Nhìn chung, kho riêng và kho chung đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, phù hợp với quy mô khác nhau của công ty. Các doanh nghiệp lớn đủ điều kiện tài chính thường sẽ xây dựng kho riêng để lưu trữ hàng hóa và quản lý một cách tiện lợi nhất. Trong khi đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tận dụng thuê kho chứa hàng chung để cắt giảm chi phí phù hợp với ngân sách của mình.
Liên hệ thuê kho chung tại Hà Nội
Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Weixin (WXE)
ĐC: 48/282 Lạc Long Quân, Tây Hồ, HN
Hotline: 1900.0135
Mail: info@dichvukhochung.com
Website: dichvukhochung.com