DỊCH VỤ VẬN TẢI VÀ GIAO NHẬN

GIAO NHẬN VẬN TẢI LÀ GÌ?

Dịch vụ vân tải và giao nhận hàng hoá ở Hà Nội

Dịch vụ vận tải và giao nhận tại Hà Nội

Khái niệm

Giao nhận vận tải (hay freight forwarding) là dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ gửi hàng đến nơi nhận hàng, trong đó người giao nhận (freight forwarder) ký hợp đồng vận chuyển với chủ hàng, đồng thời cũng ký hợp đồng đối ứng với người vận tải để thực hiện dịch vụ.

Theo quan điểm chuyên ngành, Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (FIATA) đưa khái niệm về lĩnh vực này như sau: “giao nhận vận tải là bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, xếp dỡ, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ phụ trợ và tư vấn có liên quan đến các dịch vụ kể trên, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở những vấn đề hải quan hay tài chính, khai báo hàng hóa cho những mục đích chính thức, mua bảo hiểm hàng hóa và thu tiền hay những chứng từ liên quan đến hàng hóa.”

VAI TRÒ CỦA DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG HOÁ TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN ĐẠI

VAI TRÒ CỦA DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG HOÁ TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN ĐẠI

Dịch vụ vận tải hàng hóa đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống hiện đại công nghiệp. Đặc thù của dịch vụ là sự liên kết giữa người mua sử dụng dịch vụ và người vận tải, thông qua hàng loạt các thủ pháp vận chuyển đa phương thức như: đường bộ, đường thủy, đường hàng không… Đó có thể là một hợp đồng vận chuyển hàng rời khối lượng lớn (từ cảng tới cảng) nhưng cũng có thể là vận chuyển hàng bằng container, xe tải hoặc là hợp đồng vận chuyển đa phương thức (từ địa điểm tiếp nhận hàng tới địa điểm trả hàng).

Vai trò của dịch vụ vận tải với chuỗi cung ứng Logistics như sau:

  1. Chi phí vận chuyển chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc doanh nghiệp như kho hàng, nhà cung cấp hàng hoá, địa điểm bán lẻ, khách hàng và người tiêu dùng.
  2. Phương thức vận chuyển ảnh hưởng đến yêu cầu hàng tồn kho: Hệ thống vận chuyển tốc độ cao hoặc với chi phí cao sẽ tương đương với số lượng hàng tồn kho ít hơn, trong khi hệ thống vận chuyển tốc độ chậm và rẻ hơn sẽ đáp ứng số lượng hàng tồn kho lớn hơn.
  3. Việc lựa chọn các phương thức vận chuyển sẽ ảnh hưởng đến lịch trình giao hàng hoặc cách đóng gói hàng hóa.

VAI TRÒ CỦA VẬN TẢI TRONG CHUỖI CUNG ỨNG LOGISTICS

VAI TRÒ CỦA VẬN TẢI TRONG CHUỖI CUNG ỨNG LOGISTICS

Người vận chuyển (nhà vận tải) là đối tác của logistics bởi lẽ người cung ứng dịch vụ logistics phải lựa chọn phương án vận tải cho từng lô hàng sao cho đáp ứng các yêu cầu của khách hàng với giá cả hợp lý. Trong thực tế, dòng lưu chuyển của vật chất phục vụ quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rất phức tạp vì nguồn cung ứng vật liệu cho quá trình sản xuất có thể từ nhiều nới, các địa điểm sản xuất, hệ thống kho, các điểm buôn bán lẻ cũng được đặt rải rác tại nhiều địa điểm khác nhau. Đó là lý do làm chi phí vận tải chiếm phần chính trong chi phí logistics, việc cắt giảm chi phí vận tải có tầm quan trọng trong việc cắt giảm chi phí logistics.

Với khách hàng, những tiêu chí mà họ quan tâm nhất trong quá trình phân phối sản phẩm là an toàn, giao hàng đúng hẹn và giá cả hợp lý. Việc này đặt ra yêu cầu cho nhà vận tải là phải biết tổ chức, phối hợp giữa các phương thức vận tải, gửi và nhận hàng hóa đối với từng phương thức. Vai trò của từng loại hình vận tải trong dây chuyền logistics được thể hiện như sau:

Vận tải ô tô:

Mang tính triệt để cao, có thể vận chuyển từ cửa tới cửa. Vận tải ô tô giúp thu gom, giao trả hàng hóa tại các vị trí xa cảng, ga hoặc các điểm tập kết hàng. Vận tải đường bộ linh hoạt trong quá trình vận chuyển, không phụ thuộc vào giờ giấc.

Vận tải đường sắt cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình lưu thông hàng hóa. Đường sắt có thể vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn, với vận tốc ổn định và giá thành thấp hơn đường bộ.

Vận tải hàng không:

Do ưu điểm nổi trội của vận tải bằng đường hàng không đối với các lô hàng có giá trị cao, yêu cầu vận chuyển nhanh chóng để đảm bảo chất lượng. Những ưu thế về tốc độ của vận tải hàng không đã góp phần giảm thiểu các rủi ro trong lưu thông các lô hàng, từ đó nâng cao chất lượng chung của dịch vụ logistics và giảm chi phí tổn thất của hàng hóa trong chuỗi cung ứng.

Vận tải biển:

Đây là loại hình vận tải được sử dụng nhiều nhất trong các phương thức vận chuyển hàng hóa bởi nó có nhiều ưu điểm: vận tải đường biển có năng lực chuyên chở lớn nhờ các tàu có sức chở lớn, đặc biệt là các tàu container thế hệ mới; giá thành vận chuyển thấp do trọng tải tàu biển lớn.

Vận tải đường biển thích hợp vận chuyển hàng hóa trong thương mại quốc tế. Đặc biệt, trong vận tải đường biển có sự góp mặt quan trọng của cảng biển. Cảng biển là đầu mối vận tải, nơi tập trung, kết nối tất cả các phương tiện vận tải: Đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không, đường biển, đường ống. Năng lực hoạt động của các biển là một yếu tố quyết định đối với sự phát triển của dịch vụ logistics, đặc biệt là các cảng container hiện nay

.

3. Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải 

Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải 

Các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải trong dây chuyền logistics

 

 Gọi tư vấn: 0941168844